Điều trị và phòng bệnh loãng xương


Bạn đang mắc bệnh loãng xương và mong muốn tìm thấy cách điều trị cùng phòng bệnh loãng xương? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin này!
 
phong benh loang xuong

Điều trị bệnh loãng xương

1. Những thuốc điều trị loãng xương được sử dụng

  • Nhóm bisphosphanat: Các thuốc nhóm bisphosphonat được sử dụng rộng rãi trên thế giới như:
+ Thuốc uống: Alendeonat, Risedronat, Ibandronat
+ Thuốc sử dụng qua tĩnh mạch: Pamidronat, Acid zoleddronic, Zometa.
  • Calcitonin: Calcitonin có dạng xịt và dạng tiêm. Thuốc này do các tế bào nang tuyến giáp sản xuất. Bản chất Calcitonin là một polypeptid gồm 32 axit amin. Thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động hủy cốt bào và kích thích hoạt động tạo cốt bào. Bên cạnh đó, miacalcic có tác dụng giảm đau mạnh, giảm tổng hợp chất trung gian gây đau như prostaglandin…
  • Các tác nhân điều hòa thụ thể estrogen chọn lọc: Raloxifen (Evista) là một chất tổng hợp có tác dụng giống estrogen nhưng chỉ tác động trực tiếp lên thụ thể estrogen tại mô xương. Chất này không tác động lên thủ thể này tạo mô vú và nội mạc tử cung. Thuốc này không gây tác dụng phụ như estrogen tự nhiên.
  • Hormon thay thế: Các hormon thay thế có tác dụng phòng mất xương, giảm nguy cơ loãng xương. 2 loại thuốc nhóm này được sử dụng bao gồm estrogen và tibolon.
  • Thuốc khác bao gồm vitamin K, Para thyroid hormon, Strontiumranelate,… Ngoài ra, canxi, vitamin D và dẫn xuất vitamin D là những thuốc điều trị phối hợp cho người bệnh loãng xương.
Tất cả các thuốc điều trị loãng xương được sử dụng trên đây có tác dụng phụ nên khi bệnh nhân sử dụng đều cần có chỉ định của bác sĩ.

2.Điều trị ngoại khoa bệnh loãng xương

Việc điều trị bệnh loãng xương bằng phương pháp ngoại khoa được sử dụng đối với gãy cổ xương đùi và các xương ngoại vi, xẹp lún đốt sống do loãng xương.

Phòng bệnh loãng xương

Để phòng bệnh loãng xương, bạn có thể thực hiện các giải pháp sau:
  • Dinh dưỡng: Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, protein, canxi, vitamin D, C, vi lượng cung cấp cho cơ thể.
  • Rèn luyện thể lực bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn. Hoạt động này của cơ thể sẽ giúp tăng sức chịu tải cho cơ thể ở mọi lứa tuổi, giúp xương chắc khỏe, tăng mật độ xương.
  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Sử dụng canxi và vitamin D để dự phòng loãng xương.
  • Kiểm tra mật độ xương với người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. 
Bệnh loãng xương nguy hiểm nhưng diễn tiến âm thầm nên nhiều người khi phát hiện ra tình trạng thì bệnh đã nặng. Chính vì vậy, những phương pháp điều trị và phòng bệnh loãng xương vô cùng cần thiết. Bạn hãy tham khảo bài viết này để có kiến thức cần thiết nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cân sức khỏe điện tử cho gia đình

Máy hút sữa điện chính hãng, hiện đại